Phục chế Bích họa Trường Đại học Đông Dương

Do ở trong điều kiện khí hậu nóng ẩm[4] và là chứng tích của thực dân nên tác phẩm đã bị sơn phủ trắng,[8][46] rồi bị dỡ bỏ sau khi Việt Nam giành độc lập từ Pháp. Vào năm 2006, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành thành lập Đại học Đông Dương, ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã quyết định phục dựng lại tác phẩm này với sự đồng ý và giúp đỡ của bà Alix Turolla Tardieu – cháu nội họa sĩ Victor Tardieu.[4] Alix Turolla Tardieu đã gửi thư cảm ơn Đại học Quốc gia Hà Nội vì đã "một lần nữa tôn vinh ông nội" của bà và cũng nhấn mạnh rằng Tardieu "sẽ rất cảm kích ghi nhận tình cảm của một dân tộc mà ông đã dành trọn trái tim và sức lực của mình".[16]

Dựa trên những bức ảnh chụp nguyên mẫu họa phẩm (phần nhiều do Alix Turolla Tardieux cung cấp), họa sĩ Hoàng Hưng cùng 10 đồng nghiệp[16] đã làm việc ngày đêm trong vòng 3 tháng nhằm phục dựng lại bức tranh này trên giảng đường lớn của Đại học Đông Dương cũ, nay nằm tại hội trường Ngụy Như Kon Tum, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội.[4][5] Nhóm phục dựng chia làm 3 ê-kíp theo chỉ đạo của Hoàng Hưng: một tổ phụ trách dựng cổng trường, sử dụng dàn giáo 40 chiếc để đo từng khoảng tường, 2 tổ còn lại thì chịu trách nhiệm vẽ lại từng phần bức tranh bằng sơn dầu trên giấy toan thông qua bức ảnh tái hiện. Các phần rời rạc của tranh sau đó được ghép lên tường thành một bức vẽ hoàn thiện.[52] Khâu phục dựng gặp khó khăn bởi thiếu thông tin về chi tiết và màu sắc ở nhiều mảng nội dung, khiến Hoàng Hưng phải tham khảo ý kiến của một số nhân chứng.[4]

Bản vẽ lại của Hoàng Hưng bị một số người đánh giá là sai màu và có những chi tiết khác so với bản gốc, tuy vậy vẫn có nhân chứng ủng hộ phần màu sắc và một số chi tiết đưa thêm vào.[50] Tạp chí điện tử Người đưa tin đã nêu hai luồng ý kiến trái ngược về tác phẩm trong một bài viết của ấn phẩm năm 2012.[5] Có ý kiến cho rằng tác phẩm là chứng tích của thực dân và không nên để ở ngay trong Trường đại học Khoa học Tự nhiên; tuy nhiên ở phía đối lập, nhiều người lại coi trọng giá trị hội họa đặc sắc cần được bảo vệ ở tác phẩm.[5]

Các tác phẩm ở trường Mỹ thuật Đông Dương.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bích họa Trường Đại học Đông Dương http://vietnamese.cri.cn/561/2011/11/08/1s163721.h... http://www.artnet.com/artists/victor-fran%C3%A7ois... http://www.artnet.com/artists/victor-fran%C3%A7ois... http://www.artnet.com/artists/victor-fran%C3%A7ois... http://kmvietnameseart.com/truong-cao-dang-thuat-d... http://saigonantique.com/truong-cao-dang-my-thuat-... http://www.sothebys.com/en/auctions/ecatalogue/200... http://www.calames.abes.fr/pub/#details?id=Calames... http://chimviet.free.fr/dantochoc/levanhao/glvietp... http://www.sachhay.org/sach/ChiTiet/2724/thu-ha-no...